Ngôi sao bóng đá một thời của Việt Nam – Nguyễn Công Phượng vừa c[…]
Có thể nói trong thời điểm này thể thao Việt Nam có những buồn vui lẫn lộn. Bên cạnh thông tin trở về kém vui của Công Phượng thì vẫn có những thông tin rất phấn khởi với 3 chiến tích của cờ vua, cầu lông và bóng chuyền trên đấu trường thế giới.
Chiến tích của cờ vua
Trang web của Liên đoàn Cờ vua thế giới (FIDE) và nhiều diễn đàn nổi tiếng như Reddit, Chess.com… đều đưa tin chiến thắng của đội tuyển cờ vua Việt Nam tại Olympic cờ vua lần thứ 45 diễn ra tại Hungary. Sau 6 trận, đội Việt Nam thắng 5 hòa 1, trong đó có trận thắng trước đương kim vô địch Uzbekistan, hạt giống số 11 Ba Lan và mới nhất là hòa Trung Quốc để vươn lên vị trí thứ 2.
Ngôi sao một thời Nguyễn Công Phượng trở về từ Nhật và đang “làm lại từ đầu” ở giải Hạng nhất .Ảnh: QUỐC AN
Chiến tích ngoạn mục này là công sức của tập thể đội cờ vua Việt Nam gồm Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Trần Tuấn Minh, Lê Tuấn Minh và Lê Quang Liêm, trong đó Liêm đã trở thành kỳ thủ Việt Nam đầu tiên thắng đương kim vô địch thế giới ở cờ tiêu chuẩn. Bị dẫn trước 2-1, trong ván đấu buộc phải thắng để giúp đội Việt Nam không thua trận đấu với Trung Quốc, Quang Liêm đã xuất sắc thắng Ding Liren sau 62 nước đi (ngày 17-9), qua đó đem lại trận hòa cho Việt Nam trước Trung Quốc khi mỗi đội được 2 điểm sau 4 ván đấu đơn.
Không phải ngẫu nhiên FIDE đã bình luận: “Thủ lĩnh đội tuyển Việt Nam Lê Quang Liêm đánh bại nhà vô địch thế giới Ding Liren. Thật đáng kinh ngạc khi Việt Nam chặn đứng Trung Quốc với tỉ số 2-2”. FIDE dùng từ kinh ngạc vì 4 kỳ thủ Trung Quốc có Elo trung bình 2.710, vượt xa Việt Nam chỉ 2.593. Đáng nói hơn là cả 4 đối thủ này đều từng trong tốp 10 thế giới, trái ngược là 4 kỳ thủ Việt Nam chưa ai vào tốp 10. Người có vị trí cao nhất là Quang Liêm hạng 14 và sau trận thắng Ding Liren đã vươn lên hạng 12 để rồi chỉ còn cách tốp 10 vỏn vẹn 1 Elo.
Olympiad cờ vua 2024 diễn ra tại Budapest – Hungary từ ngày 10 đến 23-9, giải được coi là Olympic cờ vua, quy tụ hầu hết kỳ thủ hàng đầu thế giới với 196 đội tuyển nam và 183 đội nữ tham dự. Các đội đấu 11 vòng, tính điểm để trao huy chương. Ở vòng 7, bắt đầu lúc 20 giờ thứ tư 18-9, đội Việt Nam gặp hạt giống số 10 Iran.
Bình luận trên buổi phát sóng chính thức và được đăng trên trang web FIDE, Quang Liêm bày tỏ: “Đây là lần đầu tiên sau nửa đầu giải đấu, Việt Nam trong nhóm dẫn đầu. Tôi rất hài lòng với kết quả này và tự hào về các đồng đội của mình. Chúng tôi đang chơi tuyệt vời. Đến với giải đấu này, chúng tôi không có kỳ vọng gì khi chỉ xếp hạng 21. Chúng tôi chưa bao giờ tiến gần đến huy chương như vậy”.
Lê Quang Liêm sinh ngày 13-3 -1991. Tháng 10-2012, khi còn là sinh viên chuyên ngành tài chính của Đại học Sài Gòn, đang tham gia giải cờ vua Spice Cup Open, Lê Quang Liêm được đại kiện tướng Susan Polgar, Giám đốc Học viện Tài năng cờ vua của Đại học Webster (Mỹ), đề nghị cấp học bổng toàn phần 4 năm. Không bỏ lỡ cơ hội, sau 4 năm nỗ lực vừa học vừa thi đấu, năm 2017 Quang Liêm xuất sắc khi tốt nghiệp Đại học Webster với 2 tấm bằng cử nhân khoa học ngành tài chính và cử nhân nghệ thuật ngành quản trị.
Năm 2022 Quang Liêm lấy thêm chứng chỉ HLV cao cấp của FIDE và là trụ cột của đội tuyển cờ vua Đại học Webster. Khi ra trường, anh được mời làm HLV trưởng đội tuyển cờ vua Đại học Webster và mới đây Liêm đảm nhận thêm vai trò Giám đốc Học viện Cờ vua SPICE.
Ba lần vô địch Vietnam Open
Chủ nhật vừa qua, 15-9, truyền thông Việt Nam đồng loại đưa tin nữ VĐV cầu lông Nguyễn Thùy Linh lần thứ ba liên tiếp vô địch Vietnam Open. Với lần vô địch này, Thùy Linh nhận 7.500 USD tiền thưởng cùng 5.500 điểm thưởng để hy vọng vươn cao hơn nữa vị trí 35 trên bảng xếp hạng của Liên đoàn Cầu lông thế giới (BMF) hiện nay.
Ngay sau khi vô địch tại Việt Nam, Nguyễn Thùy Linh tiếp tục đi Trung Quốc dự Giải Victor China Open 2024, diễn ra tại Thường Châu – Trung Quốc từ ngày 17 đến 22-9. Đây là giải đấu có tổng tiền thưởng lên đến 2 triệu USD, thu hút những tay vợt mạnh nhất thế giới tham dự, trong đó có An Se-young (Hàn Quốc) – tay vợt số 1 thế giới và vừa đoạt huy chương vàng Olympic Paris 2024.
Nguyễn Thùy Linh đang theo con đường của đàn anh Nguyễn Tiến Minh từng là tay vợt nam hạng 5 thế giới (2013): thi đấu liên tục các giải đỉnh cao ở nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn và vươn cao trên bảng xếp hạng của BMF. Ngày 24-10-2023, Nguyễn Thùy Linh từng đạt vị trí 20 của BMF – vị trí cao nhất trong sự nghiệp tính đến hiện nay.
Danh hiệu ở châu Âu
Bên cạnh niềm vui chung với thành công của nữ VĐV cầu lông Nguyễn Thùy Linh, một nữ VĐV khác của bộ môn bóng chuyền cũng góp phần mang tin vui đến cho người hâm mộ thể thao Việt Nam. VĐV Trần Thị Thanh Thúy vừa là thủ quân vừa là VĐV chủ lực của đội tuyển nữ bóng chuyền Việt Nam hiện nay. Thanh Thúy đã tiến bộ vượt bậc khi lần lượt thi đấu thành công 4 CLB nước ngoài là Bangkok Glass (Thái Lan), Attack Line (Đài Bắc Trung Hoa), Denso Airybees và PFU BlueCats (Nhật Bản).
Với chiều cao 1,93 m cùng chuyên môn ngày càng phát triển, Thanh Thúy không chỉ khẳng định được tài năng ở Nhật Bản mà mới đây, Thanh Thúy đã được CLB Kuzeyboru, một trong 5 đội bóng hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ, mời thi đấu với mức lương không dưới 250.000 USD (hơn 6,3 tỉ đồng) cùng một căn hộ cao cấp, có xe hơi với tài xế riêng đưa đón trong suốt một mùa thi đấu kéo dài 10 tháng.
Ngoài sức hấp dẫn của chế độ đãi ngộ nhưng quan trọng hơn cả là Thanh Thúy có điều kiện gặp gỡ, trao đổi và thi đấu với nhiều ngôi sao hàng đầu thế giới khi họ đang thi đấu ở giải vô địch quốc gia chất lượng cũng hàng đầu thế giới (bảng xếp hạng của Liên đoàn Bóng chuyền nữ thế giới, đội tuyển quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ đang xếp hạng 4). Ngày 15-9 vừa qua, Thúy đã cùng đồng đội CLB Kuzeyboru xếp thứ nhì giải giao hữu Ahmet Goksu và đây là danh hiệu đầu tiên của Thanh Thúy ở châu Âu.
“Bước lùi” của Công Phượng
Trở lại với câu chuyện của tuyển thủ Công Phượng, có thông tin cho rằng Công Phượng sẽ thi đấu cho một CLB ở giải Hạng nhất 2024-2025, có thể nói đây là “bước lùi” về chuyên môn của Công Phượng.
Thực tế cho thấy các VĐV Việt Nam nếu muốn vươn cao và đạt đẳng cấp quốc tế chỉ có con đường duy nhất: khổ luyện, phấn đấu đủ điều kiện có thể thi đấu ở nước ngoài, ở những quốc gia hơn hẳn so với mặt bằng thể thao Việt Nam.
Công Phượng, cầu thủ Việt Nam duy nhất hiện nay còn thi đấu ở nước ngoài, song đã chọn con đường trở về nước, lúc này bóng đá Việt Nam chính thức không còn ai thi đấu ở nước ngoài. Đây là dấu chấm hết buồn cho câu chuyện vẫn chưa có cầu thủ bóng đá nam nào của Việt Nam đủ năng lực để thi đấu thành công ở nước ngoài. Trước đó có thủ môn Đặng Văn Lâm thi đấu được một mùa ở Thai-League. Thế nhưng sau đó Lâm cũng trở thành cầu thủ dự bị rồi chuyển qua J-League và Lâm cũng không thể cạnh tranh được suất chính thức nên phải quay về thi đấu V-League, thậm chí giờ đây Lâm còn chọn thi đấu cho đội bóng Hạng nhất. Ngoài Văn Lâm còn có Quang Hải, Văn Hậu (sang châu Âu), Tuấn Anh, Xuân Trường (sang Hàn Quốc, Thái Lan) nhưng cũng không thành công. Điểm sáng duy nhất của môn bóng đá – là nữ tuyển thủ Huỳnh Như – đã thi đấu rất thành công ở Bồ Đào Nha.
Ba câu chuyện của Lê Quang Liêm, Nguyễn Thùy Linh, Trần Thị Thanh Thúy tuy khác nhau nhưng là câu chuyện chung của thể thao Việt Nam, đó là đội tuyển sẽ mạnh hơn rất nhiều khi có nhiều tuyển thủ thi đấu ở những giải vô địch quốc gia có trình độ cao hơn giải vô địch nội địa.
nhà cái fun88 ty le bong da, với lịch sử phong phú và sâu rộng, luôn là điểm sáng trong lòng người chơi cá cược tại châu Á. Danh tiếng của nó không chỉ dựa trên …